Hướng dẫn giáo viên

Hướng dẫn tạo bài kiểm tra, bài thi

Hướng dẫn tạo bài kiểm tra, bài thi

by Liem Nguyen -
Number of replies: 0

1. Tạo bài kiểm tra/bài thi trong khóa học

1.1. Tạo bài thi

Trong giao diện khóa học, ta chọn Turn editing on:

Chọn mục Add an activity or resource. Ví dụ trong bài này, mình sẽ tạo bài kiểm tra ngay sau bài học đầu tiên:

Tìm và chọn mục Quiz:

Khi đó, giao diện thêm bài thi (bài kiểm tra) sẽ hiện ta. Ta sẽ cần điền các thông tin về bài thi như:

  • Tên bài thi
  • Thời gian bắt đầu, kết thúc
  • Số điểm tối thiểu để vượt qua bài thi
  • Giới hạn số lần sinh viên được thực hiện bài thi
  • Hạn chế số lượng người vào thi
  • v.v…

Lưu ý: Các option cũng như thiết lập thêm bạn có thể tham khảo tại docs của Moodle.

Kéo xuống cuối trang, chọn Save and return to course

1.2. Thêm các câu hỏi cho bài thi

Sau khi thực hiện tạo bài thi thành công, ta sẽ thấy bài kiểm tra đã được thêm vào bài học. Để tiến hành chỉnh sửa bài kiểm tra, ta chọn vào bài kiểm tra đó:

Chọn Edit Quiz:

Ta sẽ có giao diện Edit Quiz tương tự dưới đây:

Để thêm câu hỏi cho bài kiểm tra, ta chọn Add -> a new question

Tiếp theo, ta sẽ cần chọn dạng câu hỏi như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi trả lời ngắn, … Ở đây, mình sẽ thêm câu hỏi nhiều lựa chọn Multiple choice -> click chọn Add

Giao diện nhập thông tin các câu hỏi sẽ hiện ra, ta sẽ thực hiện điền các thông tin cho câu hỏi:

  • Category: Chọn bài kiểm tra
  • Question name: Tên của câu hỏi
  • Question text: Nội dung câu hỏi

Tiếp tục, kéo xuống dưới:

  • ID number: ID của câu hỏi
  • One or multiple answers: Câu hỏi có 1 hay nhiều đáp án đúng
  • Tích chọn Shuffle the choices: để xáo trộn các đáp án
  • Number the choices?: Kiểu đánh thứ tự các đáp án

Tiếp đến, ta sẽ nhập nội dung các đáp án và để Grade là 100% cho đáp án đúng vì đã để lựa chọn câu hỏi này chỉ có 1 đáp án đúng:

Sau khi nhập xong các lựa chọn, kéo xuống cuối, chọn Save changes

Ta sẽ thấy câu hỏi vừa thêm hiển thị trong giao diện bài kiểm tra:

Thực hiện tương tự để thêm các câu hỏi của bài thi, ta sẽ có kết quả tương tự như hình:

2. Tùy chỉnh bài kiểm tra / bài thi

Ta sẽ thực hiện tùy chỉnh bài kiểm tra với các thiết lập dưới đây:

  • Ngày bắt đầu thi: Chủ nhật 13/06/2021
  • Thời gian bắt đầu: 16:00
  • Thời gian kết thúc: 21:00
  • Làm tối đa 2 lần, lấy kết quả cao nhất
  • Thời gian làm bài 15 phút
  • Chỉ biết làm đúng bao nhiêu phần trăm, không biết kết quả đúng sai trên câu trả lời

B1: Truy cập giao diện khóa học có bài kiểm tra -> Chọn bài kiểm tra cần chỉnh sửa

B2: Chọn Edit Settings:

B3: Thay đổi các tùy chọn cho bài kiểm tra

3.1. Tùy chỉnh thời gian bài thi

Mục Timing cho phép chỉnh sửa ngày bắt đầu thi, thời gian bắt đầu – kết thúc

  • Chọn Enable = True để đặt lịch bắt đầu bài kiểm tra
  • Open the quiz: thời gian bài kiểm tra bắt đầu (Thời gian theo thứ tự Ngày – Tháng – Năm – Giờ – Phút) -> Ta để là 16h00 ngày 13/06/2021
  • Tương tự với Close the quiz để thiết lập thời gian kết thúc bài thi -> Ta để là 21h00 ngày 13/06/2021
  • Time limit: Thời gian làm bài của bài thi

3.2. Tùy chỉnh phương thức tính điểm và xét kết quả:

Phần Grade cho phép ta thiết lập các tiêu chuẩn để xét mức đạt hay không đạt khi học viên thực hiện bài thi

  • Grade to pass: Số điểm tối thiểu để có thể vượt qua bài thi. Ở đây mình để là 5
  • Attempts allowed: Số lần được thực hiện bài thi. Mình sẽ để là 2
  • Grading method: Phương thức tính điểm. Mình sẽ để là Highest grade tức là lấy kết quả cao nhất trong các lần thi

3.3. Tùy chỉnh phần review kết quả sau khi làm bài

Tại mục Review options, cho phép cấu hình sau khi sinh viên thi xong sẽ biết được những thông tin gì.

Gồm 4 phần chính:

  • During the attempt: Trong thời gian học viên đang thực hiện làm bài thi
  • Immediately after the attempt: Sau khi làm bài
  • Later, while the quiz is still open: Trong thời gian bài thi vẫn mở
  • After the quiz is closed: Sau khi bài kiểm tra kết thúc

Các option bao gồm:

  • The attempt: Số lần đã làm, có được review lại bài đã làm hay không
  • Whether correct: Khi review câu hỏi biết đáp án đúng sai
  • Marks: Biết được điểm số sau khi thi
  • Specific feedback: Nếu câu trả lời sai, đâu là đáp án đúng
  • General feedback: Tại thanh Quiz navigation biết đáp án đúng sai
  • Right answer: Trong quá tình review thấy đáp án đúng sai
  • Overall feedback: Học viên sẽ biết thời gian làm bài, điểm số, tỷ lệ làm đúng của mình sau khi thực hiện xong bài thi

Để thiết lập theo yêu cầu sau khi làm xong bài kiểm tra, sinh viên không biết đáp án đúng, chỉ biết tổng điểm thì cấu hình như sau:

B4: Lưu lại thiết lập

Chọn Save and display:

Sinh viên truy cập vào bài kiểm tra khi chưa đến giờ sẽ thấy hiển thị như sau:

3. Thống kê kết quả sau khi học viên đã hoàn thành bài thi

Moodle cho phép người quản lí hoặc giảng viên có thể xem kết quả tổng quát, cũng như tải về file kết quả bài thi.

Truy cập giao diện bài thi:

Ở mục Attempts: ta sẽ thấy số lượng học viên đã thực hiện bài thi. Chọn vào mục Attempts

Tại giao diện này, ta có thể thấy các thống kê về bài thi, các lựa chọn để lọc các thông số, cũng như biểu đồ.

  • What to include in the report: Các thông tin thêm cho báo cáo
  • Display options: Cách hiển thị của báo cáo
  • Biểu đồ:

Ngoài việc xem báo cáo kết quả trên giao diện web. Moodle còn cho phép giảng viên hay người quản lí của khóa học tải về file kết quả để thuận tiện cho công tác giáo dục.

Để thực hiện tải file kết quả, chọn mục Download table data as -> chọn định dạng file muốn tải về. Ở đây ta sẽ chọn file Excel -> Click chọn Download

Sau khi tải về và mở lên ta sẽ thấy kết quả tương tự như hình dưới đây:

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất của mình để có thể tạo và quản lý các bài thi trên hệ thống Moodle.

Chúc các bạn thành công !